Lãi suất cao kéo dài đang làm chậm lại nền kinh tế Mỹ
Một nhà sản xuất dụng cụ cắt ở tiểu bang Michigan đã quyết định hoãn chi tiêu lên đến 1 triệu USD trong năm nay để mua thiết bị mới. Một công ty sản xuất máy móc chế biến gỗ khác ở Atlanta cũng đang gặp khó khăn khi một số khách hàng đang cố gắng kéo dài tuổi thọ của thiết bị hiện có.
Khi lạm phát có dấu hiệu chững lại hồi đầu năm nay và Cục Dự trữ Liên bang (FED) quyết định các doanh nghiệp buộc phải tái đánh giá việc đầu tư vào chi tiêu vốn, hàng tồn kho và tuyển dụng. Trong cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày tại Washington, các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ duy trì chi phí vay ở mức hiện tại.
Đối với các doanh nghiệp Mỹ, nỗi đau đang hiện rõ trong dữ liệu kinh tế. S&P Global Market Intelligence dự báo đầu tư vào sản xuất sẽ chỉ tăng 3,9% trong năm nay, giảm so với ước tính ban đầu là 6,7%. Số lượng doanh nghiệp Mỹ nộp đơn phá sản đã tăng hơn 40% trong năm qua, tính đến tháng 3, trong khi số hồ sơ cá nhân tăng 15%, theo Văn phòng Hành chính của Tòa án Mỹ.
Báo cáo của Viện Quản lý Cung ứng (ISM) cho biết, hầu hết các công ty trong lĩnh vực dịch vụ cho rằng lạm phát và lãi suất hiện tại đang là trở ngại cho việc cải thiện điều kiện kinh doanh.
Quyết định giữ lãi suất cao lâu hơn dự kiến của FED gieo rắc sự bất định trên toàn thế giới và tạo áp lực lên người tiêu dùng đang nợ nần và trì hoãn việc mua nhà.
Trì hoãn đầu tư thiết bị
Sở hữu hai nhà máy ở Michigan và California, Fullerton, chuyên sản xuất dụng cụ cắt cho các ngành hàng không, ô tô và y tế, đã trì hoãn khoảng 1 triệu USD vốn chi tiêu để nâng cấp thiết bị và khách hàng cũng không mua nhiều thiết bị như trước đây.
Dự báo kinh tế của ISM cho thấy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chỉ kỳ vọng tăng 1% chi tiêu vốn trong năm nay, giảm so với ước tính gần 12% vào tháng 12/2023. Ngoài ra, các nhà đầu tư đang tính đến một lần cắt giảm lãi suất vào năm nay, với khả năng giảm lần đầu tiên vào tháng 9.
Theo Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Tài chính và Cho thuê Thiết bị Leigh Lytle, nếu FED bắt đầu cắt giảm lãi suất vào khoảng thời gian đó, việc đầu tư vào doanh nghiệp và phần mềm sẽ tăng lên vào cuối năm.
Trong khi đó, bà Blair Chandler, Quản lý tài chính và cho thuê thiết bị tại SCM North America, một nhà sản xuất máy móc chế biến gỗ, cho biết các khách hàng lớn ở vẫn có nhu cầu mua máy cưa và máy khoan nặng được sử dụng trong sản xuất tủ và đồ nội thất. Tuy nhiên, các khách hàng nhỏ của công ty thì lại đang cố gắng kéo dài tuổi thọ của thiết bị cũ.
“Các công ty nhỏ dường như đang đầu tư tiền vào việc bảo trì thiết bị để tiếp tục hoạt động và cố gắng thuyết phục bản thân rằng đây là những thiết bị mua mới”, bà Chandler nói.
Các doanh nghiệp nhỏ cũng đang chịu áp lực từ lãi suất vay cao, lạm phát dai dẳng và tiền lương tăng mỗi năm hơn 4%. Theo Hiệp hội Kinh doanh Độc lập Quốc gia, khoảng 6% các công ty nhỏ đã xác định rằng tài chính là vấn đề hàng đầu của họ trong tháng 5, tỉ lệ này là cao nhất trong gần 14 năm. Ngoài ra, theo công ty tín dụng Equifax, tỉ lệ vỡ nợ của các khoản vay dành cho doanh nghiệp nhỏ đã đạt mức hàng năm 3,2% trong tháng 4, đây là mức cao nhất trong ít nhất một thập kỷ.
Các công ty cũng đang cảm nhận rõ sự ảnh hưởng tiêu cực từ việc lãi suất điều chỉnh của các khoản thế chấp. Ví dụ như Gastamo Group, thông báo lãi suất vay của họ sẽ tăng gấp đôi lên 8% trong vòng hai năm tới. Đây không phải là một con số nhỏ, bởi vì công ty này đang vay lên đến 3 triệu USD trên một số tài sản của mình.
Nỗi đau tiếp tục
Trên thực tế, các doanh nghiệp cũng đã trải qua tác động rõ rệt từ việc lãi suất vay cao của các khoản thế chấp. Điển hình như Dilip Kanji, chủ sở hữu của công ty khách sạn Impact Properties, đã tạm dừng kế hoạch xây dựng ba khách sạn mới cho đến khi chi phí vay giảm. Lãi suất vay xây dựng đã tăng từ khoảng 5% lên 9%. Ban đầu, Kanji dự kiến sẽ tài trợ khoảng 42 triệu USD trong tổng chi phí 60 triệu USD. Nhưng giờ đây, công ty quyết định chờ đợi một chút "không gian thở" về nợ trước khi bắt đầu các dự án.
Đối với các hộ gia đình Mỹ, nợ đã lên tới mức kỷ lục 17,7 nghìn tỉ USD trong quý I/2024. Người tiêu dùng đã cảm nhận rằng nỗi đau về tài chính sẽ tiếp tục kéo dài. Chỉ có khoảng 25% số người tham gia khảo sát tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan hiện mong đợi lãi suất sẽ giảm trong năm nay, so với 32% vào tháng 4.
Ngoài ra, cũng có nhiều lo ngại từ phía các doanh nghiệp. Báo cáo sản xuất của ISM cho thấy hoạt động của các nhà máy Mỹ tiếp tục giảm trong tháng 5. “Sự bất định là kẻ thù của doanh nghiệp, và hiện tại chúng ta đang đối mặt với sự bất định này”, ông Timothy Fiore, Chủ tịch Ủy ban Khảo sát Kinh doanh Sản xuất của ISM, cho biết.
Nguồn: TBKTVN