Quay lại

5 công nghệ sáng tạo nâng cấp môi trường Đông Nam Á

Theo tổ chức Frontiers in Environmental Science, tỉ lệ tái chế tại ASEAN thấp hơn 50%, nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng kém và hệ thống logistics không đủ tiên tiến để kinh doanh rác thải sinh lời. Trong bối cảnh đó, dưới đây là một số sáng kiến mà các startup công nghệ Đông Nam Á có thể tham khảo để tạo ra sự khác biệt:

LỌC NƯỚC BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI 

Tiếp cận nước sạch là một trong những Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc. Một số quốc gia tại Đông Nam Á đã sử dụng kỹ thuật năng lượng mặt trời để cung cấp nước ngọt cho những vùng khô cằn. Một trong những đơn vị đã ứng dụng sáng kiến này là Đại học Princeton. Họ ứng dụng công nghệ gel hấp thụ năng lượng mặt trời để làm sạch nước. 

Một sáng kiến khác là diệt khuẩn nước bằng ánh sáng tử ngoại (UV). Theo Trung tâm và Mạng lưới Công nghệ Khí hậu của Liên Hiệp Quốc, ánh sáng UV phá hủy DNA trong vi sinh vật nguy hiểm, ngăn chúng sinh sản. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp một số phương pháp làm sạch nước như sử dụng lò nướng năng lượng mặt trời để diệt khuẩn nhiệt độ hoặc làm sạch nước bằng cách sử dụng bức xạ mặt trời trên các chai nước trong suốt.

DỰA VÀO TỰ NHIÊN ĐỂ KHÔI PHỤC KINH TẾ ĐÔNG NAM Á 

20 năm trước, Liên minh Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) lần đầu đưa ra khái niệm giải pháp dựa trên tự nhiên (NBS). Ba lợi ích chính của BS bao gồm bảo vệ, quản lý bền vững và khôi phục hệ sinh thái, được thiết kế để đồng thời chống biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học và đưa cuộc sống của con người gần gũi với tự nhiên. 

Các giải pháp dựa trên tự nhiên liên quan đến việc sử dụng thiên nhiên hoặc các quá trình tự nhiên để giải quyết các thách thức môi trường và mang lại nhiều lợi ích cho cả con người và hành tinh.  

Các giải pháp dựa trên tự nhiên liên quan đến việc sử dụng thiên nhiên hoặc các quá trình tự nhiên để giải quyết các thách thức môi trường và mang lại nhiều lợi ích cho cả con người và hành tinh.  

Trong số những công ty đang phát triển những giải pháp NBS tại Đông Nam Á, nổi bật là Arkadiah Technology, một công ty công nghệ tự nhiên của Singapore, chuyên cung cấp các giải pháp khí hậu dựa vào thiên nhiên. Nền tảng của Arkadiah sử dụng AI, LiDAR, hình ảnh vệ tinh và thông tin thực tế trên mặt đất để cung cấp dữ liệu. Nền tảng của công ty này hợp lý hóa việc triển khai các giải pháp khí hậu dựa vào thiên nhiên, chẳng hạn như trồng rừng và nông lâm kết hợp để loại bỏ cacbon chất lượng cao và thúc đẩy hệ sinh thái giàu đa dạng sinh học.

KIẾN TRÚC XANH THEO PHƯƠNG PHÁP DỌC 

Theo báo cáo Đầu tư vào ASEAN năm 2023, Đông Nam Á sản xuất thực phẩm trên chỉ 3% diện tích đất đai hiện có. Trồng cây theo phương pháp dọc giải quyết vấn đề thiếu đất bằng cách trồng cây trong các giá đỡ được xếp chồng lên nhau và đảm bảo sự phát triển hiệu quả của chúng thông qua các công nghệ như cảm biến và robot.

Dickson Despommier, giáo sư Y tế Công cộng và Môi trường tại Đại học Columbia, và các sinh viên của ông được ghi nhận đã nghĩ ra ý tưởng trồng cây theo phương pháp dọc. Sáng kiến này giúp việc trồng cây trở nên bền vững hơn, bảo vệ nước, tối ưu hóa không gian, giảm nhu cầu phân bón, và cho phép nông dân theo dõi sản lượng thực phẩm.

Công trình kiến trúc xanh thường sử dụng các vật liệu tự nhiên hoặc thân thiện với môi trường, giảm chất thải và ô nhiễm đồng thời sử dụng nước và năng lượng một cách hiệu quả.

GIẢI PHÁP GIAO THÔNG BỀN VỮNG 

Theo Liên Hiệp Quốc, giao thông bền vững bao gồm đảm bảo việc di chuyển của người dân một cách an toàn, giá cả phải chăng, dễ tiếp cận và hiệu quả, đồng thời giảm thiểu khí thải carbon và các tác động môi trường khác. Các giải pháp bền vững bao gồm sử dụng xe điện và xe đạp, tìm kiếm nhiên liệu thay thế như hydro và biodiesel, vận chuyển thấp carbon, tăng số lượng cổng sạc xe ô tô, thiết lập trung tâm thay thế pin điện. Hiện nay, sáng kiến này đã được hàng loạt startup trong khu vực thực hiện, bao gồm  MuvMi (Thái Lan), Ride Beam (Singapore), v.v. Các công ty này đang giúp tiết kiệm nhiên liệu không tái tạo, tạo ra việc làm trong ngành, giảm ùn tắc giao thông và đóng góp vào nỗ lực giảm ô nhiễm của khu vực nói riêng và thế giới nói chung. .

CHUYỂN ĐỔI CHẤT THẢI THÀNH NĂNG LƯỢNG 

Công nghiệp chuyển đổi chất thải thành năng lượng đang giúp tác động ô nhiễm môi trường bằng cách đốt cháy và chuyển đổi rác thải thành điện năng. Công nghệ này bắt nguồn từ công ty kỹ thuật Manlove Alliott (Anh). Giá trị ngành này đang trên đà tăng gần gấp đôi lên 6,85 tỷ USD vào năm 2029.

Theo một báo cáo,  đại dương đang chứa đến 11 triệu tấn rác nhựa, chiếm 85% tổng số rác thải dưới biển. Tổ chức Frontiers in Environmental Science mô tả vấn đề xử lý rác nhựa là một vấn đề cấp bách đối với khu vực. 

Tuy nhiên, các công ty như Mitsubishi Heavy Industries đang tạo ra sự khác biệt. Theo đó, Mitsubishi đã mua công ty TuasOne của Singapore, một nhà máy chuyển đổi chất thải thành năng lượng bằng cách đốt cháy 35% rác của thành phố để chuyển đổi thành năng lượng. Mặc dù đốt cháy rác tạo ra khí CO2, nhưng rõ ràng, các khu vực đất trống chứa rác thải rồi sẽ bị ô nhiễm và tạo ra khí methane mạnh mẽ hơn.

Nguồn: TBKTVN