Mỹ: Ngành dầu khí trải qua làn sóng M&A, nhiều nhà sản xuất dầu đá phiến bị thâu tóm
Ngành dầu khí của Mỹ đã trải qua làn sóng mua bán, sáp nhập với tổng trị giá 250 tỷ USD trong năm 2023.
Giới chuyên gia nhận định, xu hướng này đã không chỉ làm thay đổi "bức tranh" tổng thể về ngành dầu khí ở Mỹ mà còn có thể giúp các công ty dầu khí của nước này chuẩn bị cho những biến động có thể xảy ra trong năm 2024 liên quan đến giá cả, nhu cầu trên thị trường, mà hệ quả có thể dẫn đến nhiều vụ sáp nhập hơn nữa trong tương lai.
Các thương vụ "đình đám" có thể kể đến là Exxon Mobil, Chevron Corp và Occidental Petroleum đã thực hiện vụ sáp nhập trị giá 135 tỷ USD trong năm nay.
Trong đó, Exxon Mobil mua đối thủ là nhà sản xuất dầu đá phiến Pioneer Natural Resources với giá 59,5 tỷ USD và mua lại công ty năng lượng Denbury Inc với giá 4,9 tỷ USD.
Chevron Corp mua đối thủ Hess và nhà sản xuất dầu đá phiến PDC Energy với giá lần lượt là 53 tỷ USD và 6,2 tỷ USD.
Tiếp theo là việc tập đoàn ConocoPhillips đã hoàn thành 2 thương vụ liên quan đến hoạt động mua bán và sáp nhập có quy mô lớn trong vòng 2 năm qua. Trong đó, có thỏa thuận để ConocoPhillips thâu tóm nhà sản xuất năng lượng đối thủ CrownRock với giá 12 tỷ USD.
Thỏa thuận này đặt mục tiêu khai thác được ít nhất 1 triệu thùng dầu/1 ngày, tương đương mục tiêu mà các thương vụ của 3 tập đoàn nói trên gồm Exxon Mobil, Chevron Corp và Occidental Petroleum đã đặt ra.
Một trong những yếu tố thúc đẩy các hoạt động sáp nhập trong năm 2023 là nhu cầu dầu khí tăng mạnh trên thị trường toàn cầu.
Trong hai năm qua, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng thêm khoảng 2,3 triệu thùng/ngày, lên tới 101,7 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, nhiều tập đoàn "đứng ngồi không yên" trong tình trạng tăng trưởng kinh tế toàn cầu có xu hướng chậm lại, đi kèm với các chính sách của Chính phủ Mỹ về hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giá dầu thế giới lao dốc trong những tháng gần đây.
Giá dầu thô trung bình trong năm 2023 ở mức khoảng 83 USD/1 thùng, giảm so với mức trung bình 99 USD/1 thùng trong năm 2022.
Ngoài ra, nhiều tập đoàn phải gánh thêm chi phí do lãi suất tăng cao đối với những khoản vay để đầu tư mở rộng cơ sở khai thác và sản xuất.
Vì vậy, những vụ sáp nhập nói trên cho thấy các công ty dầu khí của Mỹ đang nỗ lực tìm kiếm những trữ lượng dầu và khí đốt chưa được khai thác và có chi phí thấp hơn vận hành khai thác những mỏ dầu khí này.
Những hoạt động này đã làm thay đổi cục diện ngành dầu khí của Mỹ. Trước hết, về khả năng tập trung quyền lực, những thương vụ mà 4 tập đoàn này thực hiện đều ở lưu vực Permian ở phía Tây bang Texas và phía Đông bang New Mexico.
Lưu vực này là nguồn lực thúc đẩy sản xuất dầu đá phiến lớn nhất ở Mỹ, đồng thời là động lực thúc đẩy tăng trưởng nguồn cung dầu mỏ bên ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong những năm qua.
Hiện, 4 tập đoàn trên kiểm soát khoảng 58% sản lượng khai thác và sản xuất dầu tại lưu vực này trong tương lai.
Thứ hai, sau khi sáp nhập, một số ít công ty sẽ nắm quyền kiểm soát lớn hơn, có khả năng chi phối sản lượng khai thác dầu ở Mỹ theo hướng tăng hoặc duy trì hạn ngạch ổn định.
Ngoài ra, thương vụ sáp nhập cũng tác động đến hoạt động của nhà vận hành đường ống dẫn nhiên liệu và các đơn vị cung cấp dịch vụ cho các công trình và dự án khai thác.
Lý do là các hợp đồng sẽ được đàm phán lại sau khi sáp nhập, kéo theo những thay đổi về số lượng công việc và khách hàng.
Theo kết quả thăm dò ý kiến mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (ngân hàng trung ương - Fed), chi nhánh ở thành phố Dallas, thực hiện trong tháng này, có 75% số giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng của Mỹ cho biết sẽ có nhiều thư
Nguồn: Báo Đầu tư