Các quốc gia châu Phi sẽ thống trị Top 10 khu vực tăng trưởng kinh tế trong năm nay
Năm 2023 là một năm đầy thách thức với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán 6 trong số 10 nền kinh tế hoạt động tốt nhất trên thế giới được dự báo sẽ đến từ khu vực châu Phi cận Sahara vào năm 2024.
Tuy quy mô đó không đủ để sánh với Nam Phi và Nigeria, hai quốc gia chiếm 2/5 nền kinh tế trị giá 2 nghìn tỉ USD của châu Phi. Nhưng nhìn chung, khu vực vẫn bị thách thức nghiêm trọng bởi nghèo đói và bất bình đẳng này đang tạo ra sự khác biệt.
Nhà kinh tế Yvonne Mhango của Bloomberg cho biết: “Triển vọng tăng trưởng của khu vực châu Phi cận Sahara đang tươi sáng hơn. 8 trong số 10 nền kinh tế lớn nhất khu vực, chiếm 40% GDP khu vực, sẽ tăng trưởng trung bình mạnh mẽ ở mức 5%.” Bao gồm Bờ Biển Ngà ở mức 6,6% và Tanzania ở mức 6,1%. Hai nước đã làm tốt việc đa dạng hóa nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.
Do đó, IMF nhận thấy tăng trưởng khu vực sẽ cải thiện vừa phải lên 4% vào năm 2024 từ mức 3,3% vào năm 2023. Trong khi Nigeria và Nam Phi đều không có khả năng tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian tới. IMF nhận thấy tốc độ tăng trưởng ở Nigeria sẽ đạt khoảng 3% trong năm nay và năm tới, trong khi Nam Phi được dự đoán sẽ tăng trưởng lần lượt là 1,8% và 1,6% trong hai năm, tăng từ mức 0,9% ảm đạm vào năm 2023.
Dự đoán về tăng trưởng kinh tế tại châu Phi đang trở nên lạc quan hơn. Ảnh: Bloomberg. |
Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn thận trọng về triển vọng của châu Phi trong thời gian tới. Thực chất tăng trưởng đã phục hồi so với mức thấp do những thất bại mà khu vực phải gánh chịu trong đại dịch, gây căng thẳng cho tài chính công và khiến nhiều quốc gia gặp nhiều khó khăn với nợ nần chồng chất.
Những điều đó đã gây ra tình trạng vỡ nợ ở Ghana, Zambia và Ethiopia, đồng thời IMF cảnh báo các quốc gia khác vẫn gặp rủi ro và không có khả năng tiếp cận thị trường vốn nước ngoài.
Moody's Investor Service có triển vọng tiêu cực về tín dụng của các chính phủ châu Phi, do rủi ro tái cấp vốn nợ tăng cao và vì họ dự đoán tốc độ tăng trưởng chậm hơn ở Trung Quốc sẽ làm giảm nhu cầu xuất khẩu hàng hóa của khu vực.
Ông Aurelien Mali, cán bộ tín dụng cấp cao tại Moody's Sovereign Risk Group, lưu ý rằng tỉ lệ nợ trên tổng sản phẩm quốc nội của châu Phi đã tăng trung bình lên 60%.
Số lượng trái phiếu châu Âu, mà khu vực châu Phi cận Sahara nắm giữ, sẽ đáo hạn trong năm nay (tỉ USD). Ảnh: Bloomberg. |
Ông nói: “Nhiều quốc gia trong số này đang phải đối mặt với tình trạng thâm hụt kép, thâm hụt tài chính và thâm hụt tài khoản vãng lai, trong thời kỳ hậu Covid. Họ cần tiếp cận nguồn tài trợ bên ngoài vào thời điểm nhiều khoản nợ đến ngày đáo hạn."
Moody's ước tính khoảng 5 tỉ USD trái phiếu châu Âu sẽ đáo hạn vào năm 2024 ở khu vực châu Phi cận Sahara, và hơn 6 tỉ USD vào năm 2025. Con số này chưa tính các khoản nợ đến từ các chủ nợ song phương như Trung Quốc hoặc các nhà cho vay đa phương bao gồm IMF và Ngân hàng Thế giới.
Không có quốc gia châu Phi nào khai thác thành công thị trường trái phiếu châu Âu kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu tăng lãi suất mạnh mẽ vào năm 2022.
Sự lạc quan về việc FED sẽ nhanh chóng hạ lãi suất vào năm 2024 đã giảm dần trong những tuần gần đây, trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ.
Nguồn: Nhipcaudautu